NHA KHOA TRẺ EM
Chăm sóc răng miệng toàn diện – Hỗ trợ phát triển răng thuận lợi – Trẻ tự tin sở hữu nụ cười đều đẹp
Nha Khoa Trẻ Em Giai Đoạn Răng Sữa
Sau 6 tháng đầu đời, trẻ sẽ mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Ở đa số trẻ, trình tự mọc 20 chiếc răng sữa theo lần lượt:
- Răng cửa trung tâm: 6 – 12 tháng.
- Răng cửa hai bên: 9 – 16 tháng.
- Răng hàm đầu tiên: 13 – 19 tháng.
- Răng nanh: 16 – 23 tháng.
- Răng hàm thứ hai: 22 – 33 tháng.
Tất cả những quan tâm trong giai đoạn này là cần vệ sinh răng sạch sẽ cho trẻ để tránh sâu răng sữa. Giữ gìn sức khỏe răng sữa cho con không chỉ giúp con trải nghiệm tốt cho các hoạt động tập nói, tập nhai mà còn là tiền đề quan trọng cho việc phát triển răng vĩnh viễn vào giai đoạn thay răng.
Do đó, thời điểm 3 tuổi, bác sĩ khuyến khích ba mẹ nên cho trẻ chuyến thăm khám nha khoa đầu tiên. Chuyến đi này không chỉ để bác sĩ kiểm tra giúp trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, mà còn là cách để trẻ làm quen với môi trường nha khoa và tạo thói quen mỗi 6 tháng định kỳ đến kiểm tra răng miệng.


Nha Khoa Trẻ Em Giai Đoạn Thay Răng (Mọc Răng Vĩnh Viễn)
Lên 6 tuổi, trẻ chuẩn bị thay chiếc răng đầu tiên và các răng sữa sẽ lần lượt được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Trình tự thay răng của con khởi đầu từ việc mọc chiếc răng cối (răng số 6) và kết thúc với chiếc răng số 7 khi được 12 tuổi.
Lúc này, ba mẹ cần theo sát quá trình thay răng và khám răng cho bé định kỳ, nhằm sớm phát hiện những bất thường dễ gặp phải như thiếu mầm răng, răng dư kẽ giữa, răng mọc ngầm (Mesiodens) gây cản trở sự mọc răng và ảnh hưởng đến vị trí mọc các răng còn lại.
Mặt khác, thời điểm từ 6 đến 12 tuổi cũng là lúc xương hàm của trẻ phát triển mạnh mẽ. Vì thế, những trẻ có lệch lạc và sai hình xương hàm như hô xương, móm xương, hàm nhỏ hẹp, răng mọc chen chúc – nếu được đưa đến nha khoa trẻ em phát hiện và can thiệp đúng thời điểm, chăm dưỡng đúng cách sẽ giúp khắc phục hoàn toàn các sai lệch, an tâm có được nụ cười đều đẹp, gương mặt hài hòa.
Quy Trình Thăm Khám Răng Cho Trẻ Tại Lam Yên
Quy trình khám răng trẻ em được thực hiện tuần tự theo các bước sau:
Bước 1: Điền hồ sơ và đăng ký khám cho bé
Phụ huynh đưa trẻ đến phòng khám, điền hồ sơ cung cấp các thông tin theo yêu cầu (thông tin cá nhân, vấn đề răng miệng hiện tại trẻ có thể đang gặp phải) để đăng ký khám cho con.
Bước 2: Bác sĩ thăm khám tình trạng răng miệng của bé
Bác sĩ sẽ kiểm tra các răng của trẻ, bao gồm cả răng sữa và răng vĩnh viễn (nếu có), nhằm phát hiện các dấu hiệu của sâu răng, mòn men răng, viêm nướu…
Bước 3: Xét nghiệm hoặc chụp phim (nếu cần thiết)
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm hoặc chụp X-quang để chẩn đoán chính xác về tình trạng răng – xương hàm – khớp cắn của trẻ có vấn đề bất thường hay không.
Bước 4: Bác sĩ chẩn đoán và đưa kế hoạch điều trị
Nếu phát hiện các vấn đề cần can thiệp, bác sĩ sẽ thảo luận với ba mẹ về các phương án và lập kế hoạch điều trị phù hợp.
