NIỀNG RĂNG MẮC CÀI
Sở hữu nụ cười mới khỏe đẹp, hoàn mỹ, chuẩn khớp cắn
Niềng Răng Mắc Cài Là Gì?
Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh nha cổ điển được ứng dụng phổ biến giúp khắc phục các khuyết điểm về răng, lấy lại nụ cười khỏe đẹp, ăn nhai dễ dàng. Tuy nhiên, đứng trước quyết định làm đẹp nụ cười, nhiều khách hàng muốn tìm hiểu chi tiết dịch vụ niềng răng mắc cài và một số lưu ý quan trọng. Xem bài viết dưới đây để có hành trình điều trị thuận lợi, đạt hiệu quả cao nhé.
Niềng răng mắc cài (chỉnh nha mắc cài) là phương pháp sử dụng các mắc cài kết hợp với dây cung định hình chuyên dụng trong nha khoa. Hệ thống khí cụ này tạo lực kéo, giúp dịch chuyển răng về trị trí mong muốn trên cung hàm, đồng thời điều chỉnh các sai lệch khớp cắn chuẩn sinh lý. Nhờ đó khắc phục hiệu quả các khuyết điểm về răng như hô, móm, răng thưa, chen chúc.

Các loại mắc cài trong niềng răng
Hiện nay có 5 loại mắc cài chủ yếu, mỗi loại có đặc điểm riêng biệt. Tùy tình trạng răng mà bác sĩ chỉnh nha sẽ có chỉ định phù hợp để đạt kết quả nụ cười khỏe đẹp, ăn nhai thoải mái.
Niềng răng mắc cài kim loại
Phương pháp này sử dụng loại mắc cài được làm từ chất liệu hợp kim hoặc titanium gắn trên bề mặt răng.
- Ưu điểm: Niềng răng mắc cài kim loại dễ thay thế khi bị hư, rớt, chi phí tốt và hiệu quả cao.
- Nhược điểm: Kém thẩm mỹ.

Niềng răng mắc cài sứ
Với niềng răng mắc cài sứ, bác sĩ sẽ sử dụng mắc cài được làm từ chất liệu sứ, có thiết kế nhỏ gọn, tinh tế.- Ưu điểm: Phương pháp chỉnh nha này đảm bảo tính thẩm mỹ và không gây vướng víu, hạn chế tổn thương nướu và môi.
- Nhược điểm: Dày và giòn hơn mắc cài kim loại nên khi sử dụng sẽ thấy cộm hơn và dễ gãy vỡ nếu không giữ gìn cẩn thận. Mắc cài sứ có tính mài mòn cao nên dễ gây mòn răng đối diện.

Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc
Loại này sử dụng chốt khóa tự động thay cho dây thun của mắc cài kim loại thông thường, để cố định dây cung trong rãnh mắc cài và tạo lực di chuyển răng.- Ưu điểm: Vì không có thun nên khách hàng sẽ không gặp phải tình trạng bung thun, rớt thun, đứt thun, bung tuột mắc cài. Từ đó cũng tiết kiệm thời gian tái khám.
- Nhược điểm: Giá niềng răng mắc cài kim loại tự buộc cao hơn mắc cài kim loại thường. Thêm chốt tự động có nghĩa là thêm độ dày, cảm giác sẽ vướng víu hơn và lộ nhiều hơn.

Niềng răng mắc cài sứ tự buộc
Đây là loại mắc cài sứ thay vì dùng thun thì dùng chốt khóa tự động. Chốt khóa này có vai trò tương tự như dây thun: cố định dây cung và tạo lực dịch chuyển răng.- Ưu điểm: Giúp tiết kiệm thời gian thăm khám hơn, như thay vì 1 tháng thì khách hàng sẽ đến tái khám sau mỗi 1.5 tháng.
- Nhược điểm: Chốt tự động sẽ lộ rõ hơn trên mắc cài sứ và vướng víu hơn. Giá niềng răng mắc cài sứ tự buộc thường cao nhất trong các loại mắc cài.

Niềng răng cung Meaw
Đây là phương pháp niềng răng sử dụng dây cung được thiết kế với nhiều loop nằm ngang có tác dụng tạo lực di chuyển răng. Nhờ đó giúp khắc phục các ca chỉnh nha khó, tác động đến các răng riêng lẻ, giải quyết khuyết điểm khuôn mặt mất cân xứng.
Kỹ thuật Meaw được sử dụng trong trường hợp cần điều chỉnh các sai lệch về răng – khớp cắn phức tạp.
Quy Trình Niềng Răng Mắc Cài
Quy trình niềng răng mắc cài tại Lam Yên gồm 5 bước đảm bảo an toàn, hiệu quả với kết quả mỹ mãn, bền vững.
Bước 1: Khám tổng quát răng và chụp X quang
Bác sĩ tiến hành thăm khám tổng quát và chụp X quang để đánh giá tình trạng răng của bệnh nhân đang gặp vấn đề hô, móm, thưa, răng khấp khểnh hoặc lệch khớp cắn.
(*) Tùy vào mục đích thăm khám mà các bác sĩ có thể chỉ định một số kỹ thuật chụp phim khác như chụp phim Cephalo và Pano xem toàn cảnh các răng, xương hàm, chụp phim quanh chóp, chụp CBCT…
Bước 2: Tư vấn phác đồ điều trị và lấy dấu răng
Bệnh nhân được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp và thực hiện lấy dấu răng để thiết kế mắc cài. Với tình trạng hàm hẹp, bác sĩ có thể chỉ định bạn mang nong hàm hoặc khí cụ nới rộng cung hàm để chuẩn bị cho giai đoạn tách kẽ, gắn khâu sau đó.
Bước 3: Gắn khí cụ niềng răng
Bác sĩ chỉnh nha tiến hành gắn khí cụ chắc chắn, đảm bảo không bị bung, rơi ra ngoài. Sau đó, bác sĩ sẽ theo dõi và tầm soát thường xuyên để đảm bảo tiến trình chỉnh nha đang diễn ra ổn định và thực hiện điều chỉnh nếu cần thiết.
Bước 4: Tái khám định kỳ, theo dõi tình hình
Bệnh nhân thực hiện tái khám định kỳ khoảng 1 tháng/lần theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi tình trạng răng và khớp cắn dịch chuyển.
Bước 5: Tháo niềng, đeo hàm duy trì
Khi đạt kết quả chỉnh nha thành công, răng đều, về đúng vị trí, khớp cắn chuẩn, các răng lồng múi với nhau và gương mặt hài hòa hơn. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành tháo niềng và hướng dẫn bệnh nhân đeo hàm duy trì để bảo vệ nụ cười khỏe đẹp.
